Thứ năm, ngày 17 tháng 07 năm 2025
Cập nhật lúc: 12/01/2024

Sau giải phóng miền Nam, tỉnh Đắk Lắk, có khoảng trên 10 ngàn CCB bao gồm thế hệ CCB tham gia tiền khởi nghĩa trước Cách mạng tháng 8/1945, thế hệ chống Pháp, chống Mỹ, thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và đội viên đội công tác, từ khắp mọi miền Tổ quốc về định cư sinh sống và chuyển ngành sang các cơ quan Đảng, Chính quyền, đoàn thể tại địa phương.           

Những tâm tư tình cảm và nguyện vọng chính đáng của cựu chiến binh Đắk Lắk cũng như cựu chiến binh cả nước trở thành nhu cầu bức thiết, khách quan được tập hợp lại Trình Ban Bí thư, Bộ Chính trị khóa VII. Ngày 6/12/1989 Hội CCB Việt Nam được thành lập, 3 tháng sau, được sự chỉ đạo của Ban chấp hành lâm thời Trung ương Hội CCB Việt Nam và Tỉnh uỷ, cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng chí lão thành cách mạng, công tác chuẩn bị cho việc thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Đắk Lắk được tiến hành khẩn trương và có sự thống nhất cao.

Ngày 05/3/1990 BanThường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk ra Quyết định số: 18/QĐ-TU Về việc thành lập Hội CCB tỉnh Đắk Lắk và chỉ định Ban chấp hành lâm thời gồm 21 đồng chí, do đồng chí Thiếu tướng Y BLôk Êban làm Chủ tịch. Hệ thống tổ chức Hội CCB tỉnh gồm có ba cấp: tỉnh; huyện (thị xã, thành phố); xã (phường, thị trấn); ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp khối các cơ quan và khối doanh nghiệp (gọi tắt là khối 487).

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của chính quyền, của Trung ương Hội CCB Việt nam, và sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; các đơn vị LLVT đứng chân trên địa bàn, đặc biệt có sự giúp đỡ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hội CCB tỉnh đã không ngừng ra sức thi đua xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đến nay Hội CCB tỉnh có 17 tổ chức hội trực thuộc, 260 tổ chức hội cơ sở và 2.197 chi hội với 50.754 hội viên. Hội đã  tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương; công tác phối hợp hoạt động với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả; hoạt động nghĩa tình đồng đội, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho CCB thường xuyên được chăm lo, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm và các tệ nạn xã hội được triển khai thực hiện nghiêm túc; vận động CCB và Nhân dân tích cực tham gia giải quyết những “điểm nóng” phức tạp ở từng địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ luôn được coi trọng. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện cho ý chí, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CCB. Các cấp hội, chú trọng công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên; kịp thời củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ hội cơ sở, chi hội, nâng cao chất lượng sinh hoạt và đổi mới phương thức hoạt động; công tác phát triển hội viên hàng năm đạt chỉ tiêu theo nghị quyết hàng năm của Hội đề ra.

 Với thành tích đạt được, Hội CCB tỉnh đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua và Bằng khen; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Tặng Bằng khen; 5 lần được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu Cụm thi đua các tỉnh Tây nguyên; nhiều tập thể và cán bộ, hội viên được cấp ủy, chính quyền các cấp khen thưởng ./.

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả: